Học cách để Học - học VỪA ĐỦ mà HIỆU QUẢ


18 Sep 2021 / by KhanhIceTea

Đây là bài viết sau khi đọc bài tổng hợp của 1 học viên khóa Learning how to Learn, mình bổ sung một vài quan điểm và cách thức riêng mà mình thấy phù hợp với bản thân.

Do đó bạn cũng vậy, sau khi đọc xong nên cô đọng những ý chính và cũng nên có một chiến thuật riêng cho bản thân, vì mỗi người có 1 xuất phát điểm cũng như ngữ cảnh hiện tại khác nhau nên cách thức & chiến thuật cũng sẽ phù hợp với từng người.

"No Silver Bullet" luôn là 1 trong những triết lý gắn bó với mình.

OKAY, hãy bước vào nội dung chính của bài viết!

Two stage of Brain (2 trạng thái của não)

Có 2 trạng thái là :
- Tập trung (focused) để học nhanh hiệu quả
- và lan man (diffused) để suy tư - lấy lại năng lượng

Biết sắp xếp và cân bằng 2 trạng thái này sẽ giúp cho chúng ta học nhanh hơn, lâu hơn mà không burn-out.

Chunking (chia nhỏ)

Chia nhỏ thứ muốn học thành các concepts quan trọng, sau đó học mỗi concept này theo cách mà nó như các mẫu ghép hình (biết được nó sẽ ghép được với những bức tranh nào, không phù hợp với bức tranh nào)

  • B1 : Xem tổng thể để hiểu được bức tranh lớn (xác định mục tiêu học)
  • B2 : Chia nhỏ thành các thành phần quan trọng như là mẫu ghép
  • B3 : Xác định các mẫu ghép này về độ quan trọng trong mục tiêu mà bạn đang học. Nên áp dụng quy tắc 80/20 (nghĩa là chú trọng vào 20% mẫu ghép mang lại 80% mục tiêu của bạn)
  • B4 : Theo dõi các ví dụ thực tế và tự làm theo, cứ tiếp tục như vậy trong các ngữ cảnh khác nhau

Illusion of Competence : Ảo ảnh sự hiểu biết

Tình trạng này diễn ra khi ta nhìn vào 1 giải pháp - bài giải và nghĩ rằng đó cũng là cách mình sẽ làm nếu gặp vấn đề tương tự. Vì vậy để tránh vấp phải những ảo ảnh này, cần tránh xa việc thu thập - tìm kiếm giải pháp quá sớm mà không bỏ chút suy nghĩ.

Recalling (nhắc lại)

Việc chuyển 1 thứ từ bộ nhớ tạm thời sang bộ nhớ lâu dài không hề đơn giản (nó không đơn giản như trong Computer Science là chỉ copy bộ nhớ RAM vào ổ cứng vật lý).

Vì con người càng đọc nhiều, càng học nhiều chúng ta càng quên nhiều. Vậy nên cốt lõi là nên xác định được những gì cần nhớ và cần quên. Sau đó, luôn ôn tập lại những điều cần nhớ liên tục trong các ngữ cảnh khác nhau.

Bite-sized Testing (mẫu thử nhỏ)

Để tránh hoặc xua tan ảo ảnh sự hiểu biết, ta nên kiểm thử lại dựa trên những thứ vừa học được. Yêu cầu là mẫu thử này nhỏ, đơn giản và không quá tiêu tốn nhiều công sức, vì vậy nó sẽ dễ làm, dễ nhớ và dễ đo lường tính ứng dụng. Nên nhớ rằng trải nghiệm thực tế luôn là một cách học tốt nhất.

Over-Learning (Học quá nhiều)

Sai lầm thường thấy, đôi khi chúng ta dành quá nhiều thời gian cho 1 chủ đề, hoặc học quá sâu cho 1 chủ đề đến mức không cần thiết. Vì vậy để hiệu quả, nên thử trộn lẫn giữa 2 cách học : học cái mới & học sâu (Breadth-First or Depth-First).

Để dễ xác định hơn thì chúng ta nên vẽ cho mình 1 vòng tròn năng lực (Circle of Competence - ở đó gọi là cái vòng tròn chuyên môn chính mà ta hướng đến). Sau khi xác định được Vòng Tròn đó thì có 3 loại chủ đề như sau:

  • Học cái mới : chủ đề này nằm ngoài vòng tròn năng lực nhưng gần với đường tròn bao bọc, chủ yếu là để ta mở mang tri thức, khai phá, mở rộng vòng tròn trong tương lai. Do chủ đề này ngoài vòng tròn nên chúng ta sẽ hạn chế cho nó 1 thời gian nhất định, 1 lượng công sức nhất định nếu vượt qua nó mà chúng ta vẫn không thấy phù hợp và hứng thú thì có thể bỏ qua.
  • Học sâu : trong vòng tròn năng lực sẽ có 4 dạng tri thức :
    • PHẢI HỌC : những cái gọi là First Principles (Nguyên Lý Nguyên Bản)
    • CẦN HỌC : những thứ được cấu tạo, xây dựng trên First Principles (là những kinh nghiệm, đúc kết hoặc thủ thuật giúp ta giải quyết được nhiều vấn đề)
    • CẦN BIẾT : những thứ này chúng ta cần biết đến sự tồn tại của nó, biết đến nó về cấu tạo, ngữ cảnh áp dụng, Pros and Cons là được.
    • KHÔNG NÊN HỌC : những thứ này nằm trong danh sách đen, có thể là những thứ cao siêu hoặc cũng có thể là những thủ thuật, chiêu trò để giải quyết vấn đề tình thế. Loại này chúng ta cần phải xác định được, có pattern để nhận diện chúng để tránh xa chúng.
  • Học ngẫu nhiên : ngoài xa vòng tròn năng lực, có rất nhiều thứ mà chúng có thể có sợi dây liên kết đến vòng tròn này, vì thế chúng ta có thể học ngẫu nhiên những thứ này. Vì do đây là những thứ ngẫu nhiên còn nằm ngoài vòng tròn nên chúng ta nên cấp phát cho 1 lượng thời gian nhỏ (nhỏ hơn Học cái mới), và có 1 cái bộ lọc nhanh liệu rằng đây có phải là thứ ta muốn học hoặc thích học.

Để cho dễ hình dung thì chúng ta có thể nhìn hình mình họa bên dưới :

  • Vòng tròn đen là vòng tròn năng lực của mỗi người
  • Các đốm xanh lá là những thứ Phải Học - Nên Học
  • Các đốm xanh dương là những thứ Nên Biết
  • Các đốm đỏ là những thứ KHÔNG NÊN HỌC

circle of competence

Process over Product (Quá trình quan trọng hơn Thành Quả)

Đề cao về quá trình học, tin vào quá trình, gắn bó với kế hoạch thì Thành Quả cũng sẽ hoàn tất (có thể là Tốt hoặc có thể là xấu - cái xấu thì bỏ đi).

Vì vậy đa phần người học sớm thất bại vì không có quy trình, quá trình, kế hoạch từ ban đầu do đó dễ bỏ ngang khi thấy chán hoặc bị sao lãng. Việc bỏ ngang này có thể do :

  • Quy trình quá phức tạp
  • Mục tiêu đặt ra ban đầu quá lớn, quá cầu toàn
  • Không kiên định
  • Không vui
  • Không mang tính ứng dụng

Metaphors and Analogies (Ẩn dụ và Tương đồng) :

Mô hình hóa, xem xét tính giống nhau, tương đồng giữa các khái niệm học được và các khái niệm đã biết trong cuộc sống. Cố gắng tìm sự tương đồng giữa chúng.

Hoặc đơn giản là có thể dạy lại ai đó điều vừa học được theo cách đơn giản hơn với họ. Từ đó ta sẽ có cơ hội tìm hiểu sự tương đồng giữa các khái niệm để dạy và giải thích cho họ.

Study groups / Teamwork (Học nhóm / Làm việc chung)

Việc học và làm việc nhóm sẽ giúp duy trì quá trình, tạo tính gắn kết và thúc đẩy động lực hơn là làm mọi thứ 1 mình.

Nhưng nên nhớ 1 câu là Go Fast Go Alone, Go Far Go Together (ở đây nghĩa là muốn học rộng, học lâu dài thì nên học nhóm, nhưng những thứ quan trọng nhất cần học sâu thì đó là thời điểm mà tự học quan trọng nhất)

--- TILL NEXT TIME ! ---


Sound good ?


Read more
about #life

Game of Life vs Life of Game

life

Game of Life vs Life of Game

An

life

An

Being kind

life

Being kind